Bạn sẽ không bao giờ có thể thực sự chơi đàn piano nếu bạn không chơi chúng bằng cả hai tay. Với nhiều người, điều này thực sự là một trở ngại lớn và họ thường gặp khó khăn để chơi chúng nhuần nhuyễn.
Thậm chí có nhiều người từ bỏ việc học cách chơi bằng hai tay, họ tối giản phương pháp chơi và chỉ chơi những bản nhạc đơn giản với chỉ một tay duy nhất hoặc hiếm khi dùng cả hai tay.
Nhưng vấn đề ở đây là khi chơi piano bằng một tay – đó không phải cách chơi chuyên nghiệp. Trên thực tế, nhiều khi đó còn không gọi là chơi piano, nó giống như kiểu chơi guitar bằng một tay, chỉ giữ các hợp âm mà không rải dây vậy.
Mặc dù ban đầu thì điều này khá khó và chúng có thể khiến bạn dễ từ bỏ, nhưng cách duy nhất mà bạn có thể trở thành một người chơi piano toàn năng đó là học cách kết hợp tay bạn và sử dụng cả hai tay khi chơi.
Một tin tốt là điều này không hề khó như vạn nghĩ. Trong bài viết này, bạn sẽ nhanh chóng học được cách chơi piano bằng cả hai tay cùng một lúc.
4 bước để chơi piano bằng cả hai tay.
Bước 1: Tách riêng hai tay.
Điều này nghe có vẻ mẫu thuận nhưng thực sự thfi không hề. Để chơi piano một cách chuyên nghiệp, bạn cần phải sử dụng cả hai tay, nhưng tại sao lại phải tách riêng chúng ra?
Đó là vì đây là điều cần thiết để bắt đầu. Bạn cần chắc chắn rằng chức năng của mỗi tay đều được thuần thục và sau đó khi kết hợp chúng vào thì mọi thứ đều hoàn hảo.
Đầu tiên, hãy chắc chắn đã ngồi ở tư thế thoải mái, đặt bàn tay lên vị trí chính xác trên bàn phím. Điều này có nghĩa là bạn không ngồi quá gần piano hay đặt quá nhiều lực vào cổ tay.
Sau đó, bắt đầu luyện tập. Cách luyện tập tốt nhất là bạn nên học các âm giai. Nếu bạn thực sự hiểu về chúng thì bạn có thể chơi đi chơi lại chúng vài lần. Bạn nên thuần thục cả âm giai trưởng và minor scale nếu muốn trở thành một người chơi tài năng và hãy thoải mái chơi cùng với cả những phím đen nữa.
Điểm bắt đầu tốt nhất dành cho bạn là middle C bởi vì chúng được biết đến rộng rãi là âm giai cơ bản nhất – nhưng chỉ với người mới bắt đầu. Sau khi chơi middle C thì bạn nên tách ra và thành thạo tất cả những âm giai mà bạn biết.
Bạn có thể bắt đầu bằng tay phải hoặc tay trái miễn là bạn cảm thấy ổn. Nhưng điều quan trọng ở đây là tập trung vào một tay trong suốt quãng thời gian đó.
Sau khi bạn kết thúc luyện tập với một bên tay thì chuyển sang bên còn lại và làm tương tự. Bạn nên chơi từ từ và nhẹ nhàng mà không có những đoạn ngắt đột ngột hay không dùng quá nhiều lực vào các ngón tay.
Đây là những thứ không thế bỏ qua nếu bạn không chơi tốt với một tay thì cơ hội của bạn để chơi giỏi với hai tay là không hề có. Vì vậy hãy chắc chắn là có thể kiểm soát khả năng chơi của bạn theo cách tốt nhất có thể.
Bước 2: Bắt đầu chơi một cách từ tốn.
Có rất nhiều người mới chơi phủ nhận thực tế rằng chơi đàn một cách từ từ là cách tốt nhất để hướng đến việc chơi piano chuyên nghiệp – và đó là lý do tại sao họ ít khi tiến bộ khi chơi nhạc cụ.
Bạn không cần phải vội vàng làm gì cả và hãy sử dụng thời gian của bạn hợp lí và làm chủ các bước trong quá trình học. Và điều đó sẽ khiến bạn trở thành một người nghệ sĩ giỏi hay thậm chí là vĩ đại.
Dĩ nhiên là khá khó để giữ cho đôi tay cùng kết hợp với nhau khi đánh đàn. Đó là bởi vì não bạn phải tiếp thu quá nhiều thông tin và tốc độ chơi đàn của bạn lại quá nhanh.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu chậm rãi và từ từ tăng dần tốc độ sau đó, não bạn sẽ có đủ thời gian để nhận thức chủ ý tất cả mọi thức. Và đó là lý do chúng tôi đề cập đến sự xuất hiện của trí nhớ cơ học.
Trí nhớ cơ là một cách để ghi nhớ mọi thứ và điều tuyệt vời là khả năng ghi nhớ của não bộ chỉ dựa vào trí nhớ cơ mà thôi.
Các hoạt động như đạp xe đạp, bơi đều là một loại của trí nhớ cơ học – tương tự như việc học chơi các nhạc cụ. Não bạn nhớ những cơ nào đã được sử dụng và chấp nhận trạng thái đó một cách bình thường và theo cách đó thì dễ hoạt động.
Đó là lý do tại sao những người chơi chuyên nghiệp thường tốt hơn những người chơi nghiệp dư mới vào nghề. Họ không hề có tài năng ẩn giấu hay một loại kĩ năng gì đặc biệt, họ chỉ đơn giản phát triển trí nhớ cơ của họ – đó là tất cả.
Phương pháp tốt nhất để phát triển trí nhớ cơ tốt là luyện tập thường xuyên nhất có thể. Không chỉ luyện tập mà bạn cũng cần phải hiểu chính xác những gì bạn đang làm. Nếu không bạn sẽ đi chệch hướng khi chơi piano.
Tuy nhiên để biết được chính xác những gì bạn đang chơi thì bạn cần phải bắt đầu một cách nghiêm túc, chơi thật chậm rãi và đừng quá vội vàng. Ví dụ là khi bạn chơi âm giai, đừng chơi chúng trong 5 giây ngay cả khi bạn có thể. Hãy có hai giây nghỉ giữa các nốt và chăc chắn là nhịp điệu được giữ ổn định. Thực hiện chúng vài lần và sau đó hạ xuống còn một giây nghỉ giữa mỗi nốt. Cuối cùng, chơi tất cả các nốt trong âm giai một cách bình thường và không có quãng nghỉ.
Ngay cả khi bạn không chú ý chúng ngay từ đầu thì phương pháp này cũng sẽ giúp bạn ngay lập tức. Bạn có thể chơi tất cả các nốt chính xác hơn và sự tự tin ngày càng tăng lên. Điều tương tự là bạn cần làm với khi chơi toàn bộ bản soạn. Bạn có thể làm chậm bản nhạc xuống hai hay ba lần và chắc chắn có thể chơi từng đoạn nhạc đơn thành thạo. Bởi vì khi bạn hạ tốc độ của nhịp gốc xuống, bạn sẽ chú ý được cách bạn chơi như thế nào cho uyển chuyển hơn và được kiểm soát nhiều hơn.
Bước 3: Thay đổi quan điểm về vai trò của hai tay.
Bạn đã học được cách tách hai tay chơi riêng và làm thế nào để kiểm soát được nhịp điệu của bài hát bằng cách chơi chậm lại và tăng dần tốc độ sau đó.
Bây giờ thì bạn cần sử dụng những kĩ năng này và suy nghĩ lại toàn bộ triết lý đằng sau việc chơi đàn piano vì nó có thể không tốt cho sự tiến bộ của bạn khi chơi nhạc cụ.
Vấn đề ở đây là nhiều người chơi thấy rằng tay họ là hai phần riêng biệt chỉ có thể chơi cùng với nhau. Tuy nhiên sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Bạn có thể nhìn nhận bàn tay bạn như những người chơi piano độc lập, nhưng lại theo một nhóm 10 ngón làm việc cùng với nhau hướng đến một mục tiêu nhất định đó là chơi tất cả các nốt chính xác.
Đừng nghĩ về việc một bàn 5 ngón mà hãy nghĩ đến cả 10 ngón tay. Dĩ nhiên là nói thì dễ hơn làm nhưng với sự kiên nhẫn và đủ thời gian tập luyện bạn chắc chắn sẽ làm được.
Để khiến bạn thay đổi quan điểm này, hãy thực hiện những bước sau: bắt đầu chơi bằng cả hai tay một lúc. Bạn đã thành thạo với việc chơi hai tay riêng rẽ và giờ là lúc chúng nên cùng nhau chơi đàn.
Nhắc lại là đừng hấp tấp, bạn không cần thi đua với ai cả. Hãy bắt đầu chậm rãi bằng cách chơi các âm giai và đơn giản là các đoạn nhạc ngắn. Sau đó, bạn chuyển sang chơi các đoạn nhạc phức tạp hơn.
Một cách tốt để bắt đầu là chơi những âm giai giống nhau ở các quãng tám khác nhau với hai tay. Ví dụ, bạn có thể tìm nốt C và sau đó chơi đi chơi lại ở một quãng tám rồi lại tìm một nốt tương tự ở một vị trí khác.
Nhớ là bắt đầu thật chậm thật từ từ. Điều này có thể không quá quan trọng nhưng chúng là cần thiết để chơi đàn một cách thành thạo. Bắt đầu chơi các nốt cùng nhau với lượng thời gian mà bạn thấy đủ cho đến khi dừng chơi các âm giai. Sau đó hay quay lại và chơi lại vị trí ban đầu.
Và bỗng dưng những thứ này sẽ không còn quá khó khăn nữa. Bạn có thể chơi bằng cả hai tay cùng một lúc – một động lực lớn lao cho sự tiến bộ của bạn.
Bạn có thể thực hành tương tự với các hợp âm. Tìm hai hợp âm giống nhau và cùng chơi chúng. Sau đó, tìm minor hoặc dominant tương tự và chơi chúng.
Nếu bạn sử dụng hợp âm trưởng C thì minor tương tự là minor A và dominant tương tự là G major. Theo đó bạn có thể chơi ba hợp âm này cùng hai tay một lúc. Đầu tiên chơi C trưởng trước và đến A minor rồi tới G trưởng và quay lại với C trưởng. Lặp lại vài lần và chú ý vào sự tiến bộ sau mỗi lần. Thực hành chúng tương tự với các hợp âm khác và bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động của tất cả chúng.
Khi bàn tay bạn chơi cùng với nhau, bạn có thể có khả năng kiểm soát âm thanh mà bạn tạo ra tuyệt vời hơn. Thêm vào đó, chúng cũng thúc đẩy bạn có thể tập trungg vào việc đọc các nhạc phổ mà không bị lỡ mất những gì tay đang làm.
Nhờ đó, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn và có thể kết hợp những gì bạn học được vào những bài thực hành riêng biệt. Bạn có thể chơi hợp âm C trưởng với tay trái và sau đó kết thúc C trưởng với tay phải trong khi hợp âm vẫn cộng hưởng.
Sau đó ngược lại hãy chơi hợp âm với tay phải và âm giai với tay trái. Cùng với đó bạn có thể chơi âm giai với cả hai tay trước rồi chơi đến hợp âm sau. Điều này là hoàn toàn phong phú và hãy tận dụng chúng.
Khi mà bạn đã thực hành được nhiều như vậy, bạn sẽ tìm ra những phương thức mới một cách dễ dàng hơn. Cấu trúc của một bản nhạc có thể trở nên phưc stpaj hơn nhưng bạn có thể chơi nó một cách dễ dàng vì bạn đã làm chủ được phần khó nhất – kết hợp cả hai tay với nhau.
Bước 4: Tăng gấp đôi hoặc gấp bốn lần giá trị nốt.
Và bây giờ là thời điểm bạn học những thứ gì đó nâng cao hơn để bạn có thể chơi những nhịp điệu khác nhau. Sử dụng bất cứ âm giai hay hợp âm nào và chơi chúng một lần. Sau đó thì nhân đôi các nốt và chơi lại.
Ví dụ, nếu bạn đang chơi âm C trường thì thay vì chơi C, D, E, F thì hãy chơi C-C, D-D, E-E, F-F và tiếp tục. Dĩ nhiên, theo thời gian bạn có thể chơi cả hai tay dễ dàng và phương pháp này là một điểm cộng trong đó.
Đó là việc nhân đôi nốt, nhưng sau một khoảng thời gian thì bạn có thể thực hành bước tiếp theo nữa là gấp bốn lần giá trị các nốt. Về cơ bản thì điều này có nghĩa là chơi chúng 4 lần trước khi chuyển sang nốt tiếp theo.
Bằng cách làm điều này, bạn có thể kiểm soát được tone khi lên đến cấp độ khác bởi vì bạn sẽ thực hành nhấn ngón bằng nhau trên một phím nhiều lần. Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy.
Có rất nhiều lợi ích mà bạn có thể có được từ đây. Đầy tiên là bạn có thể xây dựng được trí nhớ cơ và đó là điều mà bạn luôn cần thiết. Tiếp theo thì chúng hình thành sự tập trung và sức mạnh khi bạn chơi đàn.
Thêm vào đó, việc nhân đôi hay gấp 4 lần nốt cũng giúp cho bạn tiến bộ nhanh hơn và chơi được những dòng nhạc nhẹ dễ dàng hươn. Điều này hoàn toàn đúng với các loại nhạc như Jazz hay blues.
Trong Jazz và blues thì nhiều đoạn nhạc ngẫu hứng được lặp lại và bạn sẽ cần lặp lại nốt nhạc nhiều lần hoặc lặp lại các hợp âm đặc biệt khi chơi nhịp điệu. Điều này có thể dễ dàng đạt được hơn nếu bạn thành thạo việc gấp đôi hay gấp 4 lần các nốt mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Kết luận:
Bất cứ khi nào khi bạn bắt đầu chơi một điều gì mới mẻ, hãy cố gắng làm thật từ từ. Nhưng đó là áp dụng với những người mới bắt đầu chơi ở giai đoạn đầu, chúng sẽ dễ dàng hơn và tốt hơn. Và điều này chính xác cho cả việc chơi piano.
Nếu bạn có đủ sự kiên nhẫn và quyết đoán, bạn sẽ có thể chơi hai bàn tay cùng với nhau thành thạo và khả năng chơi sẽ ngày càng tiền bộ hơn.
Hãy duy trì hai điều này thường xuyên:
– Làm theo các bước ở bên trên
– Thực hành
Những bước này rất tốt cho việc luyện tập sự phối hợp giữa hai tay nhưng chúng sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không có sự luyện tập đầy đủ. Không cần tập quá nhiều ngay từ đầu nhưng về cơ bản thì phải được luyện tập thường xuyên.
Hãy thiết lập các bài luyện tập hàng tuần và làm theo các bước trên. Đừng nghĩ về việc sẽ tiến bộ, cứ tập luyện và điều đó sẽ tự đến với bạn. Bằng việc theo sát lịch trình tập luyện và các bước ở trong bài viết này, bạn sẽ thực sự phát triển được sự phối hợp hai tay ăn ý và tăng cường khả năng chơi piano.