Thực ra thì “Phơ” là một thuật ngữ không chính xác của cộng đồng người chơi guitar ở Việt Nam. Phơ (Fuzz) là 1 loại hiệu ứng (effect) mà người dung thường hay sử dụng. Chính vì thế mà người dùng Việt Nam dần dần gán cái tên Phơ (Fuzz) để chỉ chung cho các loại Effect dành cho đàn guitar. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cũng thống nhất dùng thuật ngữ “Phơ” để gọi chung cho các thiết bị chỉnh hiệu ứng (Effect).
Nếu bạn là một người mới chơi đàn guitar thì có thể bạn chưa biết đến Phơ Guitar.Còn nếu bạn là 1 người chơi đàn guitar sành sỏi thì hẳn không thể không biết tới các loại phơ dành cho đàn guitar. Bài viết dưới đây sẽ có các bạn các nhìn tổng quan, thiết thực nhất về Phơ và các loại Phơ Guitar
Phơ là những thiết bị dùng để căn chỉnh, biến hóa âm thanh, sóng âm của chiếc đàn Guitar điện, tạo ra những sound khác nhau, những effect khác nhau cho Guitar.Nói một cách khác, phơ làm cho chiếc Guitar điện vốn dĩ có cấu tạo chỉ như một chiếc Guitar gỗ có gắn 1 thiết bị bắt âm (pickup) tạo ra được những âm thanh lúc è è chói tai (distortion), lúc mềm mại (clean) lúc có lúc lại quái gở (wah wah).
Phơ thường có kèm các nút bấm bằng chân (pedal), giúp người chơi có thể thay đổi tiếng không cần đến tay khi đang chơi. Một chiếc phơ đơn giản nhất có 2 ổ cắm: In và Out,In nhận tín hiệu từ đàn; out phát tín hiệu đến loa. Đây là một thuật ngữ ít được biết đến trong đời sống hằng ngày, nhưng lại được nhắc đến rất nhiều trong giới Mixer, rocker ở Việt Nam.
Ngoài đàn guitar điện, phơ còn được sử dụng để chơi cùng với guitar phím lõm trong dòng nhạc cải lương. Có khá nhiều cách để giúp bạn phân loại Phơ (Effect), bạn có thể phân loại theo chức năng, theo nhóm hoặc theo nguyên lý hoạt đông. Nhưng cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất là phân loại Phơ theo chức năng theo 2 loại: phơ bàn (Multi effect Pedal: nhiều hiệu ứng) và phơ cục (Compact Pedal hay Stompbox: ít hiệu ứng) .
Đa số Multieffect bây giờ rất hay sử dụng công nghệ Digital, đặc biệt là các Effect của Digitech. Tuy nhiên nhiềungười không thích Digital trong âm nhạc do bởi các tín hiệu ở đầu ra của Effect bị thay đổi rất nhiều do sử dụng công nghệ Digital mặc dù điều này giúp cho có thể tích hợp rất nhiều chức năng trên 1 bàn phơ gọn nhẹ.
Định nghĩa Phơ cục
Phơ cục nhìn chung được định nghĩa là một thiết bị có tính năng rất đơn giản, thường chỉ có từ 1 đến cùng lắm là 3 chức năng khác nhau.Về cấu tạo, cấu tạo của phơ cục cũng thường nhỏ gọn, có từ 1-3 nút ấn/đạp (footswitch) để chuyển chức năng.Và cuối cùng, điểm quan trọng nhất của phơ cục, đó là cách sử dụng nó.Phơ cục nhất thiết phải được cắm sau guitar và trước amply, tức là nó bắt buộc phải sử dụng cùng amply chứ không phải là thiết bị nào khác.
*Lưu ý: Sẽ có nhiều người thắc mắc là vẫn có rất nhiều người sử dụng phơ cục với phơ bàn. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về phơ bàn ở phần sau, nhưng nôm na, phơ bàn cũng là giả lập amply rồi, vì thế phơ cục đứng trước phơ bàn cũng coi như là đứng trước amply.
Phân loại phơ cục
Có các nhóm của phơ cục chính là:
Dynamic: bao gồm các loại như volume, compressor, nhóm này tác dụng đến âm lượng của tín hiệu guitar
– Overdrive / Distortion: Đây là loại quan trọng bậc nhất, nó có tác dụng làm “méo” hoặc “vỡ” tiếng guitar, như vậy đàn sẽ có cảm giác âm lượng to hơn, tiếng rè hơn.
– FX (hiệu ứng): các hiệu ứng bao gồm các loại như: delay, reverb, chorus, tremolo
– Các loại khác: chỉnh dây, line selector, wah, và giảm nhiễu (noise).
Ưu / nhược điểm của Phơ cục
– Ưu điểm lớn nhất của phơ cục là tính chuyên dụng.Mỗi cục phơ sẽ đảm nhận một chức năng rất riêng biệt trong hệ thống của bạn.
– Nhược điểm lớn nhất của phơ cục cũng xuất phát từ chính ưu điểm của nó, tức là xuất phát từ tính chuyên dụng của nó.Chúng ta có thể cần nhiều cục phơ cho nhiều ứng dụng khác nhau.Điều này dẫn đến sự lằng nhằng khi kết nối, cồng kềnh khi di chuyển và phát sinh chi phí lớn.
Ai nên dùng phơ cục ?
Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn phải giải đáp được cho mình 3 vấn đề sau đây:
– Thứ nhất, bạn phải xác định được rõ dòng nhạc mình chơi, và dòng nhạc đó không cần nhiều loại tiếng khác nhau. VD: metal chặt chém, hoặc jazz, hoặc blues.
– Thứ hai, bạn có “điều kiện” để chơi phơ cục không. Nghe có vẻ hơi “nực cười” nhưng có một điều bạn cần biết: chơi phơ cục đòi hỏi rất nhiều thứ: bạn phải có amp, có amp rồi thì phải có chỗ mà chơi vì amply thường là kêu to.
– Thứ ba, bạn phải kiên trì. Kiên trì để tìm ra được cục phơ ưng ý, và kết hợp hài hòa nó với các cục khác là điều tương đối khó, có khá nhiều cao thủ đến giờ vẫn loanh quanh ngẩn ngơ với phơ cục
Định nghĩa phơ bàn
Phơ bàn được định nghĩa thường có các đặc điểm: có ít nhất 2 tính năng, thường phơ bàn được tích hợp rất nhiều tính năng. Phơ bàn có cấu tạo nhìn chung lớn hơn phơ cục nhiều, và có nhiều nút ấn / đạp (footswitch) để chuyển chức năng.Về cách sử dụng, tùy vào từng loại mà phơ bàn có thể sử dụng với amply hoặc không cần amply.
Phân loại phơ bàn
– Multi effect: nói một cách nôm na, Multi effect là 1 thiết bị tích hợp nhiều phơ cục, có chức năng không khác gì nhiều cục phơ ghép lại với nhau theo 1 thứ tự cố định. Do đó, loại này vẫn phải dùng với amply. Có thể kết hợp với phơ cục.
– Giả lập: Giả lập là multi effect nhưng lại được tích hợp thêm chức năng giả lập amply. Do đó, nó tạo điều kiện cho người chơi có thể sử dụng không cần amply để ghi âm và biểu diễn.
*Lưu ý: Ở trên có nhắc rất nhiều đến cụm từ “Amply”. Vây Amply là cái gì mà phải có nó, và chỉ khi nào nó được “giả lập” thì mới ko cần ?Có thể nói, đối với đàn điện, amply quan trọng không kém gì thùng đàn – là thứ tạo ra âm thanh và vì thế quyết định sự hay / dở của tiếng đàn. Các bạn tham khảo thêm trên các topic sau để tìm hiểu rõ hơn về amply và tầm quan trọng của Amply.
Ưu / nhược điểm của phơ bàn
– Ưu điểm lớn nhất của phơ bàn là tính tiện dụng của nó, do phơ bàn được tích hợp nhiều chức năng vào một thiết bị.
– Nhưng nhược điểm của phơ bàn cũng xuất phát từ chính ưu điểm đó. Cũng vì sự tích hợp đó, mà nhiều khi nó cũng gây ra một vài phiền toái như: nếu bạn không thích một chức năng nào đó trong phơ bàn, hoặc một chức năng nào đó bị hỏng, bạn không thể thay thế nó dễ như thay 1 cục phơ.
Ai nên dùng phơ bàn
– Thứ nhất, Thể loại nhạc bạn đang chơi cần rất nhiều tiếng và hiệu ứng.
– Bạn là người chơi đàn ưa thích sự tiện lợi, nhỏ gọn.
Các thương hiệu sản xuất phơ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo
Phơ cục
Hãng làm phơ cục nổi tiếng nhất là Boss. Các hãng cũng được lưu ý khác là Line 6, Behringer…
Phơ bàn
Phơ bàn có các dòng nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo sau đây:
• GT của Boss
• G của Zoom
• GNX của Digitech
• Pod của Line 6
Các dòng yếu hơn của các hãng là:
• ME của Boss
• x0x của Zoom (505, 606, 707…)
• RP của Digitech